Quy định của pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ chồng
Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015
Quy định của pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ chồng bạn nên tìm hiểu để khi xảy ra tranh chấp và làm thủ tục chia tài sản khi ly hôn hay vấn đề xác định tài sản của vợ chồng sẽ dễ dàng hơn.
Luật Hôn nhân và Gia đình (HNGĐ) có hiệu lực từ 1/1/2015 và Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HNGĐ (có hiệu lực từ 15/2/2015) đã quy định một số vấn đề này như sau: Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng, cho riêng trong thời kỳ sống chung; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại điều 38, 39 và 40 của luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Những tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của các bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có các thỏa thuận khác .
Các nội dung này đã được hướng dẫn và nêu chi tiết trong Nghị định 126/2014/NĐ-CP: Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình (Điều 10).
Thế nào là tài sản riêng khác của vợ chồng cũng được nêu rõ tại Điều 11 gồm: 1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. 2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. 3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng được quy định tại Điều 44 Luật HNGĐ, như sau: 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Luật Hôn nhân và Gia đình (HNGĐ) có hiệu lực từ 1/1/2015 và Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HNGĐ (có hiệu lực từ 15/2/2015) đã quy định một số vấn đề này như sau: Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng, cho riêng trong thời kỳ sống chung; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại điều 38, 39 và 40 của luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Những tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của các bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có các thỏa thuận khác .
Các nội dung này đã được hướng dẫn và nêu chi tiết trong Nghị định 126/2014/NĐ-CP: Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình (Điều 10).
Thế nào là tài sản riêng khác của vợ chồng cũng được nêu rõ tại Điều 11 gồm: 1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. 2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. 3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng được quy định tại Điều 44 Luật HNGĐ, như sau: 1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản. 3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Bài liên quan
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
-
▼
2015
(85)
-
▼
tháng 8
(13)
- Khi nào thì mẹ không được quyền nuôi con?
- Con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn quyền nuôi con t...
- Quy định của pháp luật về chế độ tài sản riêng của...
- Có được cấp lại giấy đăng ký kết hôn bị mất?
- Giấy chứng nhận quyền sử hữ đứng tên một người có ...
- Theo pháp luật đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?
- Cách viết đơn xin ly hôn thuận tình theo quy định ...
- Luật chia tài sản khi ly hôn được quy định như thế...
- Thủ tục kết hôn với người Nhật Như thế nào
- Bi kịch từ đơn ly hôn viết tay
- Hình thức đơn xin ly hôn nào được pháp luật công nhận
- Mặt hạn chế của việc đăng ký kết hôn với người nướ...
- Những điều cần thiết cho cuộc hôn nhân hạnh phúc
-
▼
tháng 8
(13)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét