Chia tài sản như thế nào khi không đăng ký kết hôn?
Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015
Câu hỏi: Năm 2013, vợ chồng tôi có tổ chức đám cưới tuy nhiên chưa đăng ký kết hôn. Vài tháng gần đây, vợ chồng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và quyết định ly hôn. Xin luật sư cho biết, không đăng ký kết hôn thì thủ tục ly hôn và chia tài sản của vợ chồng tôi được giải quyết như thế nào? Tôi muốn nhận nuôi con có được không? Anh Tuấn (Hà Nam)
Trả lời:
Trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định
việc kết hôn phải được đăng ký và được cơ quan đăng ký kết hôn thực hiện theo
nghi thức đã được quy định, mọi nghi thức kết hôn không theo quy định của luật
này đều không có giá trị về mặt pháp lý. Trường hợp muốn chấm dứt quan hệ “nam
và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không làm thủ tục đăng ký kết hôn”, 1
trong 2 bên có thể yêu cầu toà án giải quyết.
Về giải quyết trường hợp chung sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn, tại điểm c khoản 3 Nghị quyết về thi hành Luật
Hôn nhân và gia đình số 35/2000/NQ-QH10 quy định:
“Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ những trường
hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của nghị quyết này, nam và nữ chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công
nhận là có quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì toà án thụ lý và tuyên bố
không công nhận quan hệ vợ chồng; khi có yêu cầu về con và tài sản thì toà án
áp dụng khoản 2 và khoản 3 điều 17 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải
quyết.”
Căn cứ vào đó, tài sản của 2 bạn sẽ được chia như
sau: Tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó, tài sản chung được chia theo
thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được, tòa án sẽ chia trên cơ sở có
tính đến công sức đóng góp của từng bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của
phụ nữ và trẻ nhỏ.
Về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn, bạn có thể thỏa
thuận với chồng rằng bạn là người trực tiếp nuôi con, khi chồng không đồng ý
thì đưa ra tòa giải quyết. Tòa án sẽ xem xét, cân nhắc tới điều kiện của hai
bên trên cơ sở đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi
được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, nếu hai bên không có thoả thuận khác.
Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi con đủ 18
tuổi.
Bài liên quan
Giới thiệu về tôi
Lưu trữ Blog
-
▼
2015
(85)
-
▼
tháng 10
(22)
- Có được làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ...
- Trung quốc cho phép mỗi dia đình được sinh 2 con
- Thiếu nữ tan tác sau khi làm đám cưới siêu tốc
- Phó chủ tục xã bị cách chức khi nhận con dâu 14 tuổi
- Những luật ly hôn kỳ quái trên thế giới
- Chia tài sản như thế nào khi không đăng ký kết hôn?
- Quản lý chặt việc đăng ký kết hôn với người nước ...
- Đăng ký kết hôn với người nước ngoài như thế nào?
- Những lý do ly hôn khó chấp nhận
- Suốt 18 năm không đưa lương vợ đòi ly hôn
- Oái ăm giấy khai sinh của con đứng tên cha mẹ chồng
- Kiện đòi công làm vợ chồng đang phổ biến
- Nhà trai kiện đòi sính lễ
- Tôi có nên ly hôn khi vợ đã là nô lệ của cờ bạc
- Kết hôn ở độ tuổi nào để không phải ly hôn?
- Lời khuyên để xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình
- Em có nên ly hôn khi chồng quá gia trưởng
- Con dâu có được thừa kế di chúc của mẹ chồng khi l...
- Là người mẹ tôi hy sinh hạnh phúc vì con
- Chia tài sản sau ly hôn, Vợ chồng Becks – Vic tính...
- Kết hôn muộn sẽ làm tăng nguy cơ ly hôn
- Sau ly hôn chồng liên lục dạo nạt tung ảnh nóng củ...
-
▼
tháng 10
(22)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét